Táo bón chức năng là một trong những vấn đề rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất trong giai đoạn đầu đời, tỷ lệ ước tính khoảng 48% ở trẻ dưới 4 tuổi [1]. Táo bón chức năng không chỉ gây khó chịu cho trẻ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về táo bón chức năng, tác động, nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề này.

 

1.Định nghĩa và triệu chứng táo bón chức năng

 

Táo bón chức năng là tình trạng trẻ đi tiêu không thường xuyên hoặc gặp khó khăn, đau đớn khi đi tiêu. Triệu chứng táo bón chức năng ở trẻ nhỏ có thể bao gồm [2]: 

 

  • Khó khăn khi đi tiêu hoặc có vẻ không thoải mái
  • Phân cứng, khô
  • Đau khi đi tiêu
  • Đau bụng và đầy hơi
  • Phân lớn, rộng
  • Có máu trên phân hoặc trên giấy vệ sinh
  • Có dấu vết của chất lỏng hoặc phân trong quần lót của trẻ (có thể là dấu hiệu của tắc phân)
  • Đi tiêu ít hơn 3 lần một tuần (trẻ em) 

 

1.1  Chẩn đoán: tiêu chuẩn chẩn đoán táo bón chức năng theo ROME IV [2]

 

Ngoài ra, cha mẹ tham khảo thêm thang điểm Bristol Stool để đánh giá tính chất phân và theo dõi tình trạng của bé. 

 

1.2 Thang điểm Bristol Stool – Đánh giá tình trạng phân [3]

 2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây táo bón chức năng  

 

Nguyên nhân táo bón chức năng không phải do bất thường giải phẫu, viêm hoặc tổn thương mô.  Các yếu tố nguy cơ của táo bón chức năng bao gồm [2],[4],[5]:
 

  • Chế độ ăn uống không phù hợp. Đối với trẻ nhỏ, nghiên cứu cho thấy ở trẻ bú mẹ hoàn toàn, phân có tính chất mềm và tần suất đi tiêu tốt hơn tốt hơn trẻ sử dụng sữa công thức.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Trong những năm đầu đời, thay đổi chế độ ăn uống có thể dẫn đến việc đi ngoài phân khô và cứng, có thể gây đau khi đi đại tiện.
  • Hành vi giữ phân: Vấn đề táo bón chức năng xảy ra khi phân ở lại trong đại tràng quá lâu, dẫn đến việc hấp thụ quá nhiều nước từ phân, khiến phân trở nên cứng và khô.
  • Huấn luyện đi vệ sinh kém.
  • Tiền sử gia đình có rối loạn tiêu hóa chức năng. 

 

3. Tác động của táo bón chức năng

 

Táo bón chức năng nếu không được theo dõi và điều trị hợp lý sẽ gây ra nhiều hậu quả về sức khỏe và tâm lý cho trẻ như [6]:
 

  • Nứt kẽ hậu môn.
  • Giãn đại trực tràng.
  • Sa trực tràng.
  • Chán ăn, chậm lên cân.
  • Đau bụng kéo dài hoặc đi ngoài không tự chủ. 

 

4. Hướng dẫn dinh dưỡng trong xử trí táo bón chức năng ở trẻ nhỏ

 

Để xử trí táo bón chức năng, các bậc cha mẹ nên [6]:

  • Ở trẻ bú sữa mẹ: Tiếp tục cho trẻ dùng sữa mẹ.
  • Nếu trẻ ăn dặm: 
      - Tăng cường chất xơ: Chất xơ giúp tăng khối lượng và độ mềm của phân, giúp dễ dàng đi tiêu. Các nguồn chất xơ tốt cho trẻ bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, và trái cây tươi hoặc khô. 
      - Uống đủ nước: Nước rất quan trọng để ngăn ngừa táo bón chức năng. Hãy đảm bảo trẻ uống đủ lượng nước mỗi ngày, tùy theo độ tuổi và nhu cầu của trẻ.
      - Thói quen đi vệ sinh đều đặn: Khuyến khích trẻ đi vệ sinh vào cùng một thời điểm mỗi ngày để tạo thói quen tốt. Đảm bảo trẻ có đủ thời gian và không bị áp lực khi đi vệ sinh.   

SIM-C-245-25 

 

---------------------------
* Nguồn tham khảo
1. Alonso-Bermejo, et al. An Pediatr (Engl Ed). 2021 Jun 30:S1695-4033(21)00209-5. Spanish.   


2. Benninga MA et al. Gastroenterology. 2016 Feb 15:S0016-5085(16)00182-7.
 

3. https://theromefoundatlon.org/resources/bristol-stool-form-scale/
 

4. Sevilla et al. BMC Pediatrics (2022) 22:672.
 

5. Tunc et al. Eur J Ped1atr. 2008 Dec;167(12):1357-62.
 

6. Kidshealth.org. Constipation. https://kidshealth.org/en/parents/constipation.html   
 

------------------------------------------------------------------------------------------------